Bối cảnh Oanh tạc Căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt

Tình hình chiến lược

Mặc dù Hiệp định Paris năm 1973 quyết định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, giao tranh vẫn tiếp diễn giữa VNCH với VNDCCH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (QGP). Dù Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon vẫn cam kết hỗ trợ, viện trợ quân sự cho VNCH đã giảm mạnh.[2] Đến cuối năm 1972, KLVNCH là lực lượng không quân lớn thứ tư trên thế giới, với 2.075 máy bay và hơn 61.000 nhân sự.[3] Tuy nhiên, các hoạt động của KLVNCH bị ảnh hưởng nặng nề do cắt giảm viện trợ quân sự, số giờ bay phải giảm 51% và tải trọng bom trên máy bay chiến đấu giảm một nửa từ bốn xuống còn hai quả bom.[4]

VNDCCH tiếp tục xây dựng các đơn vị chiến đấu ở miền Nam. Khi mối đe dọa về sức mạnh không quân của Mỹ bị loại bỏ, quân đội miền Bắc chuyển các đơn vị phòng không vào miền Nam và triển khai một mạng lưới phòng không tinh vi bao gồm hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa SA-2, hệ thống chống máy bay bằng radar dẫn đường và tên lửa vác vai SA-7 Grail.[5] Sự hiện diện mạnh mẽ của các đơn vị phòng không VNDCCH bao phủ phần lớn các tỉnh phía Bắc của VNCH, buộc máy bay trinh sát và chiến đấu của KLVNCH phải bay cao hơn để tránh bị tên lửa đất đối không tấn công. Do đó, khi VNDCCH tổ chức tấn công vào năm 1975, KLVNCH đối mặt với bất lợi trầm trọng.[6]

Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu vào ngày 9 tháng 3 năm 1975, và đến giữa tháng 3, Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) rút khỏi Tây Nguyên.[7] Sư đoàn Không quân số 6 của QLVNCH chỉ có 48 giờ để sơ tán máy bay và nhân viên khỏi Căn cứ không quân Pleiku, để lại 64 máy bay còn nguyên vẹn, trong đó có 36 máy bay đang được cất giữ, và không có nỗ lực nào được thực hiện để đưa những máy bay đó vào hoạt động.[8] Ngày 27 tháng 3, khi lực lượng Quân đoàn I VNCH sắp sửa bại trận, Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 KLVNCH, được lệnh sơ tán tất cả các máy bay có thể bay được ở HuếĐà Nẵng.[9]

Ngày 28 tháng 3, lực lượng QĐNDVN tiến vào Đà Nẵng, và họ phải hứng chịu trận pháo kích dữ dội từ Căn cứ không quân Đà Nẵng. Trong điều kiện bất lợi, KLVNCH có thể bay khoảng 130 máy bay ra khỏi thành phố, nhưng họ phải bỏ lại 180 máy bay, trong đó có 33 chiếc A-37 Dragonfly, do hỗn loạn, nhầm lẫn, kỷ luật kém và an ninh sân bay bị phá vỡ.[10]

Ngày 29 tháng 3, QĐNDVN chiếm được Đà Nẵng, tiếp theo là Quy Nhơn vào ngày 1 tháng 4 và Tuy HòaNha Trang vào ngày 2 tháng 4.[11] Tại Căn cứ không quân Phan Rang, Sư đoàn 2 KLVNCH tiếp tục chiến đấu với quân đội miền Bắc trong hai ngày sau khi các đơn vị bộ binh của QLVNCH đã bỏ cuộc. Các đơn vị của Sư đoàn Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa cũng tham gia chiến đấu nhưng bị quân đội miền Bắc áp đảo. Phan Rang thất thủ ngày 16 tháng 4.[12]

Tấn công Dinh Độc Lập

Vòng tròn màu đỏ đánh dấu điểm rơi của một quả bom do Nguyễn Thành Trung thả trên nóc Dinh Độc LậpChiếc F5E do Nguyễn Thành Trung lái

Ngày 8 tháng 4, một đội hình gồm ba máy bay chiến đấu F-5E Tiger của QLVNCH dàn hàng tại Căn cứ không quân Biên Hòa, với mỗi chiếc được trang bị bốn quả bom nặng 250 pound để tấn công các vị trí của QĐNDVN ở Bình Thuận.[13] Trước khi chiếc máy bay thứ hai cất cánh, Thiếu úy Nguyễn Thành Trung, người lái chiếc F-5 thứ ba, cho biết máy bay của anh gặp vấn đề ở bộ đốt sau. Khi chiếc máy bay thứ hai cất cánh, Thành Trung cũng cất cánh, nhưng lại bay về phía Sài Gòn thay vì đi cùng đội hình.[13] Khoảng 8h30, Trung lượn qua Dinh Độc Lập và thả hai quả bom: quả bom đầu tiên rơi xuống khuôn viên dinh và gây ra một số thiệt hại, nhưng quả bom thứ hai không phát nổ. Trung đạt đến độ cao hơn 1.000 mét (3.300 ft) trước khi lượn xuống lần thứ hai. Lần này cả hai quả bom đều phát nổ, gây hư hỏng nhẹ về kết cấu nhưng không có thương vong. Sau cuộc tấn công, anh bay ra khỏi Sài Gòn và hạ cánh xuống kho xăng dầu Nhà Bè ở ngoại ô thành phố, nơi anh ta tháo đạn cho khẩu pháo 20mm.[14]

Ít lâu sau, Trung lại cất cánh bay ra Phước Long, nơi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đóng quân kể từ khi QĐNDVN, và anh được các bộ đội QĐNDVN tiếp đón nồng nhiệt.[14] VNDCCH cho rằng Trung là đặc vụ QGP từ năm 1969, và thâm nhập vào KLVNCH, nơi ông phục vụ trong Phi đội Tiêm kích 540 thuộc Sư đoàn 3 Không quân. Sau này Trung tiết lộ rằng anh vốn quê ở Bến Tre, nơi cha anh từng giữ chức bí thư huyện của Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam.[15] Năm 1963, cha của Trung bị giết và thi thể của ông bị cảnh sát VNCH cắt xẻo. Tức giận trước cái chết của cha mình, Trung thề sẽ trả thù Chính phủ VNCH. Vậy nên năm 1969, ông đã gia nhập QGP, và được cài vào KLVNCH.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Oanh tạc Căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt https://cdnc.ucr.edu/cgi-bin/cdnc?a=d&d=DS19750428... https://web.archive.org/web/20101105213959/http://... http://www.utdallas.edu/library/collections/specco... https://media.defense.gov/2010/Oct/13/2001330009/-... https://www.worldcat.org/oclc/10022184 https://media.defense.gov/2010/Sep/28/2001330140/-... https://www.google.com.vn/books/edition/108_%C4%90... https://nhandan.vn/nam-ngay-phi-thuong-va-hai-gio-... https://special.nhandan.vn/phi-doi-Quyet-thang-30-... https://archive.org/details/catapulttofreedo0000bu...